Mục lục
Mỗi cá nhân trước khi được phép điều khiển motor, xe máy đều phải thi bằng lái. Tuy nhiên, trong một vài tình huống bất cẩn, bạn có thể vô tình làm mất bằng lái xe máy. Nếu vậy thì bạn đừng quá lo lắng, bài viết tư vấn kinh nghiệm xe máy này sẽ chỉ dẫn cho bạn từ A-Z các thủ tục và cách thức xử lý cần thiết.
Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái. Vậy bằng lái xe là gì? Vai trò và nhiệm vụ của nó ra sao? Trường hợp bị mất bằng lái xe máy thì phải làm thế nào?
Bằng lái xe máy có tên gọi khác là giấy phép lái xe, được cấp từ cơ quan có thẩm quyền. Đây là loại giấy tờ cho phép cá nhân được quyền vận hành xe máy trên đường. Chủ phương tiện cần phải trải qua kỳ thi sát hạch lái xe để có thể sở hữu được bằng xe máy.
Hiện nay, có 2 loại bằng xe máy phổ biến tại Việt Nam là A1 và A2. Mỗi loại bằng sẽ có các quy định pháp lý khác nhau.
Đối với giấy phép lái xe A1:
Đối với bằng xe máy A2:
Ngoài ra, tại Việt Nam còn có loại bằng A3 và A4. Trong đó, bằng lái A3 được cấp cho cá nhân điều khiển xe 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe ở hạng A1. Giấy phép lái xe A4 được cấp cho loại xe máy kéo có trọng tải đến 1 tấn.
Theo quy định tại điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
Tuy nhiên, dù có thời hạn hay không thì bạn cũng nên giữ gìn cẩn thận tránh làm mất bằng lái. Nếu làm mất, bạn sẽ tốn thêm thời gian và chi phí cấp lại bằng lái xe máy bị mới.
Lệ phí đăng ký thi bằng lái xe máy phụ thuộc vào cơ sở vật chất, chương trình học hoặc đội ngũ giáo viên… Giữa các đơn vị đào tạo, mức phí sẽ có sự chênh lệch. Vì vậy, bạn cần cố gắng không để xảy ra tình trạng mất bằng lái xe máy. Nếu phải cấp lại, bạn sẽ cần đóng thêm các khoản phụ phí khác.
Thông thường học phí cho người chuẩn bị thi dao động khoảng 100.000 đến 160.000 đồng. Phí thi ở trong mức 295.000 đến 450.000 đồng. Ngoài ra, bạn phải đóng thêm phí cấp phát bằng khoảng 135.000 đồng. Trường hợp người nước ngoài, lệ phí thi sẽ được tính khác.
Bên cạnh bằng lái, giấy tờ hồ sơ cũng rất quan trọng. Nó sẽ gắn liền với bạn từ lúc thi và được trả lại sau khi nhận bằng. Nếu mất bằng lái xe máy mà không còn hồ sơ gốc, thủ tục làm lại sẽ rất phức tạp. Một bộ hồ sơ giấy phép lái xe gồm:
Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017 quy định về các trường hợp được cấp lại bằng xe máy như sau:
Mất bằng lái xe máy có làm lại được không là câu hỏi nhiều bạn quan tâm. Vậy mất bằng lái xe máy làm lại ở đâu? Thủ tục có phức tạp không?
Trước đây, nếu làm mất bằng lái xe máy, bạn phải tới chính nơi đã từng nộp hồ sơ thi để xin cấp lại. Tuy nhiên, hiện nay bạn có thể tiến hành làm lại giấy phép lái xe tại các địa chỉ sau:
Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải, nếu hồ sơ của bạn đủ yêu cầu thì sau khoảng 2 tháng sẽ được cấp lại bằng lái xe. Tuy nhiên, nếu bạn cố tình khai gian để xin cấp giấy phép lái xe sẽ bị phạt hành chính và không được làm lại. Số tiền phạt sẽ dao động từ 3 triệu đến 5 triệu đồng tùy mức độ phạm lỗi. Ngoài ra, người vi phạm có thể còn bị cấm không được cấp Giấy phép lái xe trong 05 năm.
Nếu có đầy đủ các điều kiện để có thể xin cấp lại bằng lái xe đã bị mất, bạn cần phải thực hiện đúng theo quy trình của Bộ đã đề ra. Dưới đây là quy trình xin cấp lại bằng lái xe cho các bạn tham khảo.
Trường hợp 1: Nếu bị mất bằng lái xe máy nhưng còn hồ sơ gốc và giấy phép lái xe còn hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng. Theo Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định bộ hồ sơ gồm:
Trường hợp 2: Mất bằng lái xe máy còn hồ sơ gốc nhưng đã quá hạn sử dụng trên 3 tháng. Trong đó, nếu bằng của bạn quá hạn từ 3 tháng – dưới 1 năm sẽ phải thi sát hạch lại lý thuyết. Nếu bạn bị quá hạn trên 3 năm, phải thi lại cả lý thuyết và thực hành. Bộ hồ sơ bao gồm:
Trường hợp 3: Nếu bạn làm mất hồ sơ gốc bằng lái xe máy, bộ hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
Vậy mất bằng lái xe máy xin cấp lại ở đâu? Sau khi hoàn thành xong đầy đủ hồ sơ, bạn hãy mang tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Tại đây, bạn sẽ được chụp ảnh trực tiếp để bổ sung vào hồ sơ. Bạn lưu ý là hãy mang theo các giấy tờ bản chính để đối chiếu.
Theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí cấp lại bằng lái xe máy là 135.000 đồng/lần. Nếu bạn nằm trong nhóm phải thi sát hạch lại, lệ phí thi như sau:
Bạn sẽ được đưa cho một tờ giấy hẹn ngày nhận lại bằng lái xe mới. Bằng lái sẽ được trả tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Trong thời đại công nghệ, người dân có thể thực hiện đăng ký cấp giấy phép online. Việc này giúp tiết kiệm thời gian đi lại và thông tin được cập nhật trực tiếp, nhanh chóng trên hệ thống. Các bước đăng ký online cho người mất bằng lái xe máy như sau:
Để được tham gia thi bằng lái xe máy, bạn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bạn có thể đăng ký dự thi bằng lái xe máy. Bài thi thường gồm 2 phần lý thuyết và thực hành. Nếu bạn trượt hoặc mất bằng lái xe máy, tùy vào tình trạng sẽ được xem xét cho thi lại.
Phần này gồm 3 phần luật giao thông, biển báo và sa hình, thời gian làm bài là 19 phút. Mỗi thí sinh sẽ có 1 bộ đề khác nhau. Sau khi thi xong, bạn sẽ được gửi luôn kết quả về màn hình máy tính.
Đây là phần thi khá quan trọng cho cả những bạn mới và những bạn bị mất bằng lái xe máy. Để đạt điểm cao trong phần thi lý thuyết, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn sau:
Trước khi thi, bạn hãy kiểm tra các thông tin về họ tên, ngày sinh, máy móc,… Bạn hãy chắc chắn rằng, trong suốt quá trình làm bài, máy tính không gặp sự cố gì. Đặc biệt, trong phần thi lý thuyết sẽ có 1 câu hỏi điểm liệt. Nếu không may bạn trả lời sai, bài thi của bạn sẽ bị đánh trượt. Vì vậy, sau khi làm bài xong hãy kiểm tra cẩn thận 1 lần nữa trước khi nộp. Nếu bạn bị trượt lý thuyết, bạn sẽ không thể tham gia phần thi thực hành.
Hiện nay, các sân thi thực hành đều gắn chip để giám sát và chấm điểm. Tuy nhiên, trong quá trình thi thực hành, bạn phải hết sức bình tĩnh để khéo léo điều khiển xe. Điểm đỗ ở phần thi này tối thiểu 80/100. Bài thi thực hành được chia ra thành 4 phần:
Đối với bài thi lý thuyết, bạn cần học chắc các kiến thức nền tảng. Bạn hãy làm thêm các bộ câu hỏi từ dễ đến khó trên các ứng dụng trực tuyến. Đặc biệt, bạn cần ưu tiên học kỹ 20 câu hỏi khó dễ bị điểm liệt. Bạn có thể tham khảo phần mềm 8 đề thi bằng lái xe, mỗi đề gồm 25 câu hỏi, trong đó:
Trong bài thi thực hành, bạn hãy giữ tâm thế bình tĩnh để xử lý mọi tình huống trên sân thi. Bạn hãy tìm các địa điểm có vòng số 8 để luyện tập trước cho quen tay. Đến lượt thi, hãy đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy chuẩn. Sau đó, di chuyển xe vào vạch xuất phát và thực hiện bài thi theo đúng trình tự.
Trong quá trình thi, bạn nên sử dụng số 2 hoặc 3, tuyệt đối không đi số 4 để tránh bị rồ ga, chết máy. Đặc biệt, bạn phải chú ý lắng nghe hướng dẫn từ hội đồng coi thi. Sau khi hoàn thành phần thi thực hành, bạn hãy trả xe và mũ nhưng không được tắt máy xe.
Nếu không có bằng lái xe máy hoặc làm mất, bạn có thể bị phạt lỗi giao thông rất nặng. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng tiến hành đăng ký thi hoặc làm lại bằng lái xe. Dưới đây là một số địa chỉ tổ chức thi bằng lái xe máy bạn có thể tham khảo:
Trên đây là tất tần tật những thông tin và cách hướng dẫn cấp lại bằng lái xe máy. Tùy theo điều kiện, bạn có thể tiến hành thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến. Bạn cũng cần chú ý bảo quản, giữ gìn cẩn thận để tránh làm mất bằng lái xe máy nhé.
Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ mua bán xe máy giá rẻ những không biết ở đâu uy tín? Hãy trải nghiệm dịch vụ tại Chợ Tốt Xe. Tại đây bạn sẽ có thể mua bán xe máy các đời cũ và mới với mức giá rẻ.