Mục lục
Hiện nay, xe ô tô được trang bị rất nhiều thiết bị hiện đại. Nhằm mang đến sự trải nghiệm tốt nhất cho người lái và hành khách. Trong đó, hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô được ứng dụng để đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông.
Vậy, hệ thống cảnh báo va chạm là gì? Có mấy loại thiết bị cảnh báo? Cách thức hoạt động của hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô như thế nào? Tìm hiểu nhanh qua bài viết hôm nay!
Hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô được định nghĩa và vận hành theo nguyên tắc như sau:
Hệ thống cảnh báo va chạm (Pre-collision System) trên ô tô là một bộ công nghệ hiện đại, phức tạp. Mục đích là giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, cũng như mức độ nghiêm trọng của tai nạn.
Hệ thống này luôn tự động theo dõi quá trình điều khiển xe của người lái. Và cả những điều kiện xung quanh của xe như: Phương tiện phía trước, người đi bộ, chướng ngại vật,…để phát hiện sớm nguy cơ xảy ra tai nạn.
Trước nguy cơ xảy ra tai nạn, thiết bị cảnh báo va chạm ô tô sẽ phát tín hiệu cảnh báo người lái bằng âm thanh, hình ảnh trên màn hình điều khiển của xe, hoặc tự bật chế độ rung trên vô lăng. Nhờ vậy, cả người lái, hành khách và các phương tiện khác đều có thể an toàn.
Hệ thống hoạt động dựa trên sóng radar và camera (trước đó là sống hồng ngoại). Cụ thể:
Trên xe ô tô được trang bị rất nhiều hệ thống cảnh báo cho những tình huống va chạm khác nhau. Trong đó, có 4 loại hệ thống cảnh báo được sử dụng phổ biến nhất:
Forward Collision Warning system – hệ thống cảnh báo va chạm phía trước được vận hành như sau:
Lane Departure Warning – hệ thống cảnh báo chệch làn đường giúp lái xe nhận biết xe đang đi ra khỏi làn đường, mà không bật tín hiệu rẽ trái/phải hay tăng tốc vượt xe khác. Ngoài ra, hệ thống còn giúp lái xe phát hiện điểm mù tức thời trong khi điều khiển xe.
Pedestrian Detection System – hệ thống phát hiện người đi bộ sử dụng cảm biến để xác định chuyển động của người đang tham gia giao thông đường bộ (cả người đi bộ và người đi xe đạp).
Hệ thống nhằm giúp lái xe nhận biết được vật thể đang chuyển động và tránh va chạm trực tiếp với vật thể.
Anti-lock Braking System – hệ thống chống bó cứng phanh và phanh tự động sử dụng cảm biến để nhận biết tình trạng hiện tại của bánh xe (bánh xe đang hoạt động hay bị khóa). Đồng thời, cảm biến còn báo cáo tốc độ mỗi bánh xe đang quay.
Nếu hệ thống phát hiện bánh xe đang bị khóa. Nó sẽ tự động bắt phanh nhằm giúp người lái có thêm thời gian để duy trì kiểm soát.
Tuy nhiên, chỉ có ABS thôi chưa đủ để ngăn chặn các vụ va chạm. Vì vậy, một số dòng xe hiện nay còn trang bị thêm hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB. Hay còn gọi là thiết bị tự động phanh xe khi cảm nhận có nguy cơ va chạm.
Trên thực tế, công nghệ hiện đại chỉ là công cụ hỗ trợ con người. Dù chúng có tân tiến đến đâu thì con người vẫn là yếu tố quyết định.
Bạn chỉ thực sự an toàn khi kết hợp công nghệ một cách thông minh và cẩn trọng khi lái xe. Bởi vì, hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô vẫn có vài hạn chế như:
Qua bài viết hôm nay, Chợ Tốt Xe đã giới thiệu đến bạn chi tiết về hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô như định nghĩa, phân loại và nguyên tắc hoạt động. Hy vọng bài viết sẽ thật sự hữu ích với bạn.
Nếu bạn đang quan tâm đến việc mua/bán xe trực tuyến, thì Chợ Tốt Xe là địa điểm lý tưởng dành cho bạn. Bởi vì:
Bình luận