Hàn pô xe máy bị thủng phải làm sao? Cách hàn chuẩn không bị hư

Tham gia từ: 2 years trước

01/11/2022

Khi đang đi trên đường, bỗng nhiên bạn nghe thấy tiếng kêu khó chịu phát ra từ pô xe máy. Lúc này, có thể pô xe máy của bạn đã bị thủng và bạn quyết định tự hàn tại nhà. Tuy nhiên, vô tình bạn khiến mối hàn pô xe máy bị thủng thêm. Vậy làm sao để khắc phục lại mối hàn? Bạn hãy theo dõi bài hướng dẫn sau đây để có thêm kinh nghiệm trong việc hàn pô xe máy nhé!

hàn pô xe máy

Tìm hiểu về ống pô xe máy

Ống pô hay còn có tên gọi khác là ống xả xe máy. Đây là bộ phận xả khí thải từ động cơ ra ngoài và giảm tiếng ồn trong quá trình đốt nhiên liệu. Ống pô có hình trụ dài, được gắn ở hông xe máy. Ống xả được làm từ hợp kim thép không gỉ, titan, nhôm có độ cứng tốt, trọng lượng nhẹ. Cấu tạo bộ phận gồm 2 phần là cổ ống xả và thân ống xả. 

  • Cổ ống xả nối trực tiếp với động cơ, dẫn luồng khí thải và sóng xung kích qua thân ống xả ra ngoài. Nếu xe máy bị hở cổ ống xả thì bạn sẽ phải tiến hành hàn. Mục đích của hàn pô xe máy giúp kịp thời ngăn chặn lượng khí thải và tiếng ồn ra môi trường. 
  • Thân ống xả có vai trò giảm nhỏ tiếng ồn và khói đen từ động cơ đốt. Trên thân ống xả có nhiều lỗ thông khí xếp tầng giúp giảm cường độ âm thanh và khói đen. 

Phân loại ống pô xe máy

Tùy vào cấu tạo của từng xe mà ống pô sẽ khác nhau. Hiện nay có 4 loại ống pô хe máу: 

  • Ống хả trung tâm gắn ở dưới yên xe
  • Ống хả dạng ngắn
  • Ống хả giảm thanh
  • Ống xả miệng loa

Trong đó, ống xả trung tâm, ống dạng ngắn và ống giảm thanh chủ yếu dùng trên xe thể thao. Ống xả miệng loa là loại phổ biến ở các dòng xe máy thông thường.

hàn pô xe máy
Mô hình cấu tạo ống pô xe máy

Các lỗi thường gặp ở ống pô xe máy

Ống pô xe máy nói chung và pô xe máy Honda nói riêng phải thải khá nhiều khói nên việc hư hỏng rất dễ xảy ra. Một số trường hợp hư hỏng nặng như vỡ, nứt khiến bạn phải đem đi hàn pô xe máy. Vì vậy, bạn nên chú ý quan sát các dấu hiệu sau để có phương án xử lý kịp thời.

Tiếng kêu lạ phát ra từ ống pô

Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy pô xe đang gặp trục trặc chính là phát ra tiếng kêu khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiếng kêu đó là:

  • Xupap kênh
  • Bugi bị bẩn hoặc cháy 
  • Thừa xăng
  • Ống xả bị tắc, vỡ ron pô
  • Cam hỏng
  • Mối hàn pô xe máy bị thủng

Với mỗi nguyên nhân khác nhau tất nhiên sẽ có cách xử lý khác nhau. Với những lý do thường thấy như bugi bị muội bám dính thì bạn cần kiểm tra, vệ sinh sạch bugi hoặc làm thông ống xả hay thay thế các linh kiện bị hỏng khác,…

hàn pô xe máy
Ống pô phát ra tiếng nổ to hơn bình thường

Ống pô xe máy bị thủng

Đây là tình trạng nhiều bạn gặp phải sau một khoảng thời gian sử dụng. Thậm chí, một số bạn đã mang xe ra tiệm sửa nhưng vẫn bị lỗi hàn pô xe máy thủng. Việc này gây ảnh hưởng lớn tới quá trình xả khí thải và vận hành của động cơ. Trước khi xem hướng dẫn cách hàn pô xe máy, bạn cần biết lý do gây thủng pô như sau:

  • Không may xe bị va chạm với phương tiện khác hoặc đổ khiến ống pô bị hư hỏng. Lúc này, dấu hiệu rõ nhất là tiếng pô to hơn bình thường và xả khói không đều.
  • Bộ chế hòa khí lâu ngày không vệ sinh bị bám nhiều muội than. Hậu quả là gây tắc lọc gió và ống xả pô. Khi lượng tích tụ bám quá nhiều, ống pô sẽ bị mòn và thủng. 
  • Đi lại nhiều ở điều kiện tự nhiên xấu như mưa, lụt cũng khiến ống pô bị ăn mòn và thủng. 
  • Trong quá trình tự hàn pô xe máy tại nhà, mức nhiệt quá lớn sẽ khiến pô bị thủng lớn hơn. 
hàn pô xe máy
Ống pô bị han rỉ và thủng cổ ống xả

Ống pô xả khói có màu

Màu khói của pô xe máy cũng là dấu hiệu bạn cần đặc biệt chú ý. Có 3 trường hợp màu khói sau đây bạn nên biết:

  • Ống pô nhả khói màu xanh tức là dầu động cơ bị đốt cháy trong buồng đốt.
  • Khi thấy ống pô nhả khói trắng nghĩa là bộ chế hòa khí hoặc xăng đang bị lẫn nước, tạp chất. Nếu để lâu, xe dễ bị chết máy, khó khởi động hoặc làm han gỉ các bộ phận khác. 
  • Đôi khi động cơ xe nhanh nóng, tiêu hao nhiều nhiên liệu và xả khói đen. Khi đó, lọc gió hoặc cảm biến oxy có thể đang bị bẩn, tắc. 
hàn pô xe máy
Ống pô xả khói có màu ra môi trường

Cách xử lý ống pô xe máy bị vỡ, thủng 

Khi ống pô phát ra tiếng nổ bất thường, bạn cần kiểm tra tình trạng các bộ phận liên quan. Sau khi xác định chính xác lỗi, bạn mới tiến hành quyết định thay mới ống pô hay không.

  • Nếu bugi dính muội, bạn chỉ cần dùng khăn lau sạch sẽ.
  • Bạn sử dụng tay để kiểm tra thân ống pô. Nếu thấy các vết thủng thì hãy đi hàn pô xe máy luôn. Trường hợp vết thủng quá lớn, bạn nên thay ống pô mới. 
  • Nếu xe trong tình trạng dư xăng, bạn hãy tự xả bớt xăng ở nhà hoặc mang ra cửa hàng cho thợ chỉnh lại hệ thống phun xăng.
  • Bộ phận cam, cò hoặc xupap bị mòn, thay mới là biện pháp tốt nhất giúp động cơ xe chạy tốt. 

Hướng dẫn hàn pô xe máy đúng cách

Nếu không may hàn pô xe máy bị thủng, bạn cũng không nên lo lắng quá. Bạn hãy bình tĩnh và xử lý lại mối hàn. Bạn có thể tham khảo cách hàn pô xe máy tại nhà dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng sau: máy hàn mini, dây mass, dây hàn, cổ pô xe mới, sợi dây đồng đỏ/kẽm/đồng thau, lõi đen của cục pin cũ. 

Bước 2: Tiến hành hàn pô xe máy

  • Đo, ướm cắt sao cho cổ pô xe mới khớp vào vị trí cần thay thế. Chú ý mài nhẫn phần nối để sau khi thay không bị hở gioăng cổ pô.
  • Tự chế tạo que hàn từ lõi pin cũ bằng cách sử dụng thanh inox kẹp chặt lõi pin.
  • Gắn dây hàn vào cực âm và dây mass vào cực dương trên máy hàn que. Sau đó, bật công tắc điện và điều chỉnh dòng hàn ở điệp áp thấp nhất. 

Bước 3: Bắt đầu thực hiện hàn cổ pô xe máy mới vào. Bạn nên dùng kìm kẹp dây đồng để tránh bị bỏng tay. Nếu bạn dùng dây đồng đỏ thì không cần hàn the. Nhưng trường hợp dùng dây đồng thau thì phải có thêm xúc tác hàn the. 

Bước 4: Thao tác từ từ để hàn kín điểm nối giữa pô và cổ pô mới. Bạn có thể sử dụng sơn sau khi hàn để cho mối hàn đẹp hơn.

Bước 5: Sau khi hàn pô xe máy xong, bạn hãy lắp lại ốc vào đúng vị trí và nổ máy kiểm tra lại.

hàn pô xe máy
Thao tác hàn ống pô

Cách bảo dưỡng pô xe máy luôn hoạt động tốt

Ống pô xe máy bị bẩn sẽ gây ra hậu quả hư hỏng đáng tiếc. Vì vậy, thường xuyên vệ sinh pô xe máy cũng là cách hạn chế tình trạng thủng pô. Sau đây là các bước hướng dẫn vệ sinh pô xe máy và thời gian bảo dưỡng cần thực hiện:

Các bước bảo dưỡng pô xe máy

  • Bước 1: Cẩn thận tháo ốc vít cố định để lấy pô xe máy ra. 
  • Bước 2: Nhẹ nhàng đặt ống pô nằm ngang trên sàn. Bạn sử dụng thêm 1 lít xăng để đổ vào ống pô. Sau đó, dùng túi nilon bịt kín để hơi xăng không bị bay hơi ra ngoài. 
  • Bước 3: Nhấc ống pô lên và lắc đều. Mục đích của thao tác này là dùng xăng để tráng sạch bụi bẩn, muội than bên trong ống pô. Bạn hãy thực hiện lắc mạnh khoảng 10 phút và để qua 1 đêm.
  • Bước 4: Tháo ni lông bịt ở 2 đầu ra và dựng ống pô lên cho bụi bẩn chảy ra ngoài. Bạn hãy sử dụng bình xịt vệ sinh các ống pô và lỗ thông khoảng 5 phút. 
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn rửa sạch lại pô xe máy với nước, lau khô và lắp lại vào xe. 
hàn pô xe máy
Sử dụng bình xịt vệ sinh cổ pô xe máy

Thười gian bảo dưỡng pô xe máy

Thao tác vệ sinh ống pô xe máy không quá mất thời gian nhưng hiệu quả rất tốt. Bạn nên làm khoảng 6 tháng/1 lần để bảo vệ ống pô xe máy. Việc sử dụng loại pô xe máy kém chất lượng cũng khiến quá trình hàn pô xe máy bị thủng. Vì thế, bạn cũng cần chú ý chọn mua pô xe máy chất lượng. Một số dòng xe cho bạn tham khảo gồm Yamaha Janus, Yamaha Freego, Honda Vision, Honda Lead,…

Trên đây là tất tần tật những thông tin về ống bô xe máy và nguyên nhân thủng pô. Hy vọng những chia sẻ thú vị này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong việc bảo dưỡng và hàn pô xe máy đúng cách. Ngoài ra, nếu bạn muốn mua bán xe máy giá tốt nhất thì đừng quên theo dõi nhiều bài viết tiếp theo của Chợ Tốt Xe nhé!

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm