Mục lục
Hiện nay, hệ thống cân bằng điện tử ESP là một trang bị không thể thiếu trên những chiếc xe. Và nó được coi là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ an toàn của một chiếc xe.
Hệ thống ESP được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt với những ai sắp sửa mua xe ô tô. Vậy ESP là gì? Nguyên lý hoạt động của nó ra sao?
Cùng Chợ Tốt Xe tìm hiểu chi tiết qua bài viết hôm nay!
ESP là gì? Hệ thống ESP (Electronic Stability Program) được hiểu đơn giản là một hệ thống an toàn trên xe ô tô được trang bị nhằm tăng tính năng an toàn khi xe vào những khúc cua, giảm thiểu nguy cơ mất lái khi xe gặp những chướng ngại vật bất ngờ.
Và hệ thống này này rất cần thiết khi vận hành trong điều kiện thời tiết không tốt hoặc địa hình trắc trở: Mặt đường ướt, trơn trượt do mưa, có độ bám thấp do nhiều sỏi đá.
Trước đây, hệ thống ESP chỉ được trang bị cho những dòng xe cao cấp. Tuy nhiên, qua nhiều giai đoạn khi được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao, ESP trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi cho các loại xe tầm trung hoặc bình dân.
Hệ thống cân bằng điện tử ESP ra đời vào thập niên 1980. Ở thời điểm này, những thương hiệu xe cao cấp lần lượt giới thiệu hệ thống kiểm soát lực kéo – đây được xem là tiền đề cho sự phát triển hệ thống cân bằng điện tử sau này.
Sau này, hệ thống cân bằng điện tử ESP được phát triển tối ưu và sử dụng rộng rãi với tất cả các dòng xe ô tô.
Vậy ESP trên xe máy là gì? Nắm bắt được ưu điểm của hệ thống này, Honda cũng đã áp dụng ESP vào phân khúc xe máy. Đây được xem là công nghệ độc quyền của Honda ứng dụng trên những dòng xe tay ga.
Động cơ ESP + là sự tích hợp của công nghệ:
Ngoài việc hiểu được tổng quan hệ thống ESP là gì, người mua xe cũng cần hiểu rõ được cấu tạo cũng như vai trò của hệ thống cân bằng điện tử này để có thể chọn được một chiếc xe tốt nhất.
ESP không hoạt động riêng lẻ mà là sự tích hợp của nhiều hệ thống khác nhau. Nhìn chung, cấu tạo của ESP gồm những bộ phận sau:
Mỗi bộ phận sẽ giữ một vai trò nhất định trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng xe. Tất cả những vai trò của các bộ phận này cấu thành nên vai trò chung của ESP.
Hệ thống ESP đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tài xế kiểm soát tay lái và điều khiển phương tiện đi đúng lộ trình một cách an toàn nhất.
Sau đây là vai trò của những bộ phận tạo nên sự hoạt động hoàn hảo của hệ thống cân bằng điện tử ESP.
Nhìn chung, hệ thống ESP có nhiệm vụ chính là giúp xe hạn chế tối đa tình trạng văng đầu hoặc văng đuôi khi gặp phải khúc cua hay bị mất lái đột ngột.
Khi gặp phải tình huống nguy hiểm, hệ thống ESP trên xe sẽ phát huy tác dụng của nó. Trong trường hợp này, ESP thu tín hiệu từ các cảm biến bao gồm: Cảm biến tốc độ từng bánh lái, cảm biến xác định tọa độ trọng tâm của xe, cảm biến góc lái.
Những tín hiệu trên sẽ phát về “bộ não” ECU điều khiển ESP và sau đó truyền xuống bộ thủy lực để điều chỉnh áp suất dầu phanh ở 4 bánh xe.
Ví dụ, trong trường hợp đổ đèo với độ dốc lớn xe rất dễ bị mất kiểm soát. Khi đó ESP sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm cấp số để bánh xe có thể bám chặt vào mặt đường cũng như làm cân bằng thân xe.
Hoặc trong trường hợp tài xế gặp chướng ngại vật bất ngờ và buộc phải đánh lái gấp để tránh, lúc này cảm biến tốc độ 4 bánh xe và cảm biến góc lái sẽ đưa tín hiệu về ECU để nhận biết và kịp thời xử lý đánh lái phù hợp.
Song song đó, ESP ngay lập tức điều chỉnh phanh bánh xe phải phía sau để việc đánh lái được ổn định.
ESP kết hợp với những hệ thống công nghệ an toàn khác như ABS, TCS hay EBD sẽ giúp tài xế điều khiển xe một cách thoải mái và an toàn nếu không may gặp sự cố.
Việc nhận biết được trên xe ô tô có trang bị hệ thống cân bằng điện tử ESP khá đơn giản. Xe có hệ thống ESP thường có kí hiệu xe ô tô và hai đường gợn sóng hoặc chữ ESP trên bảng đồng hồ hiển thị thông tin xe.
Khi hệ thống ESP đang hoạt động thì đèn bên phải sẽ nhấp nháy hoặc sáng lên, bạn có thể hiểu lúc này hệ thống đang can thiệp vào quá trình vận hành của xe.
Ngược lại, nếu đèn bên trái sáng thì có nghĩa là hệ thống cân bằng điện tử trên xe của bạn đang bị vô hiệu hóa.
Hệ thống ESP góp phần giúp bạn cảm thấy an toàn khi điều khiển xe. Tuy nhiên, bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hệ thống này.
Cách bật hệ thống cân bằng điện tử ESP trên xe cũng vô cùng đơn giản. Nhà sản xuất thường bố trí một nút bật/ tắt ESP trên vô lăng, bảng taplo hoặc bệ cần số.
Hệ thống này thường tự khởi động khi xe lăn bánh, trong một số trường hợp người lái có thể chủ động thao tác bật/ tắt với nút điều khiển bên dưới.
Vậy khi nào cần tắt thiết bị cân bằng điện tử ESP?
Trong trường hợp xe gặp off road, đường bùn lầy thiết bị cân bằng điện tử không chỉ không giúp ích được cho bạn mà thậm chí còn gây cản trở.
Bởi lúc này xe thường di chuyển chậm và bị quay trơn nếu bánh xe dẫn động bị sa lầy. Nếu lúc này ESP đang hoạt động, hệ thống sẽ kích hoạt phanh hoặc giảm momen để hãm bánh xe lại. Điều này sẽ khiến xe khó thoát lầy hơn.
Người lái cũng nên chủ động tắt ESP khi drift xe. Khi drift, góc trượt sau lớn hơn góc trượt trước làm cho bánh trước hướng ngược chiều với hướng rẽ. Do đó, nếu bật ESP xe sẽ rất khó drift.
Trên đây là những tính năng vượt trội của hệ thống cân bằng điện tử ESP. Vì thế, hiện nay có rất nhiều dòng xe được trang bị hệ thống này nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn của người tiêu dùng.
Khi mua xe bạn nên tìm hiểu rõ hoặc kiểm tra kỹ xem trên xe đã trang bị sẵn hệ thống cân bằng điện tử ESP chưa. Vì vậy, hãy tìm cho mình một địa điểm mua bán xe ô tô đáng tin cậy.
Chợ Tốt Xe là trang web chuyên cập nhật thông tin, review những trải nghiệm và đánh giá chất lượng xe hơi vô cùng uy tín.
Hơn nữa, Chợ Tốt Xe là kênh mua bán xe trực tuyến hàng đầu trên thị trường, đồng thời còn là cầu nối giữa người mua và người bán với độ tin cậy cao.
Đến với Chợ Tốt Xe, bạn sẽ không phải lăn tăn về chất lượng cũng như giá cả.
Hy vọng qua bài viết này, giúp bạn phần nào giải đáp được ESP là gì? Vai trò của hệ thống này cần thiết với một chiếc xe như thế nào?
Với những chia sẻ trên, mong rằng bạn sẽ biết cách lựa chọn cho mình một con xế yêu tốt nhất giúp bạn an toàn và thoải mái trong những chuyến đi.
Bình luận