Mục lục
Khi đang đi trên đường, bỗng nhiên bạn nghe thấy tiếng kêu khó chịu phát ra từ pô xe máy. Lúc này, có thể pô xe máy của bạn đã bị thủng và bạn quyết định tự hàn tại nhà. Tuy nhiên, vô tình bạn khiến mối hàn pô xe máy bị thủng thêm. Vậy làm sao để khắc phục lại mối hàn? Bạn hãy theo dõi bài hướng dẫn sau đây để có thêm kinh nghiệm trong việc hàn pô xe máy nhé!
Ống pô hay còn có tên gọi khác là ống xả xe máy. Đây là bộ phận xả khí thải từ động cơ ra ngoài và giảm tiếng ồn trong quá trình đốt nhiên liệu. Ống pô có hình trụ dài, được gắn ở hông xe máy. Ống xả được làm từ hợp kim thép không gỉ, titan, nhôm có độ cứng tốt, trọng lượng nhẹ. Cấu tạo bộ phận gồm 2 phần là cổ ống xả và thân ống xả.
Tùy vào cấu tạo của từng xe mà ống pô sẽ khác nhau. Hiện nay có 4 loại ống pô хe máу:
Trong đó, ống xả trung tâm, ống dạng ngắn và ống giảm thanh chủ yếu dùng trên xe thể thao. Ống xả miệng loa là loại phổ biến ở các dòng xe máy thông thường.
Ống pô xe máy nói chung và pô xe máy Honda nói riêng phải thải khá nhiều khói nên việc hư hỏng rất dễ xảy ra. Một số trường hợp hư hỏng nặng như vỡ, nứt khiến bạn phải đem đi hàn pô xe máy. Vì vậy, bạn nên chú ý quan sát các dấu hiệu sau để có phương án xử lý kịp thời.
Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy pô xe đang gặp trục trặc chính là phát ra tiếng kêu khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiếng kêu đó là:
Với mỗi nguyên nhân khác nhau tất nhiên sẽ có cách xử lý khác nhau. Với những lý do thường thấy như bugi bị muội bám dính thì bạn cần kiểm tra, vệ sinh sạch bugi hoặc làm thông ống xả hay thay thế các linh kiện bị hỏng khác,…
Đây là tình trạng nhiều bạn gặp phải sau một khoảng thời gian sử dụng. Thậm chí, một số bạn đã mang xe ra tiệm sửa nhưng vẫn bị lỗi hàn pô xe máy thủng. Việc này gây ảnh hưởng lớn tới quá trình xả khí thải và vận hành của động cơ. Trước khi xem hướng dẫn cách hàn pô xe máy, bạn cần biết lý do gây thủng pô như sau:
Màu khói của pô xe máy cũng là dấu hiệu bạn cần đặc biệt chú ý. Có 3 trường hợp màu khói sau đây bạn nên biết:
Khi ống pô phát ra tiếng nổ bất thường, bạn cần kiểm tra tình trạng các bộ phận liên quan. Sau khi xác định chính xác lỗi, bạn mới tiến hành quyết định thay mới ống pô hay không.
Nếu không may hàn pô xe máy bị thủng, bạn cũng không nên lo lắng quá. Bạn hãy bình tĩnh và xử lý lại mối hàn. Bạn có thể tham khảo cách hàn pô xe máy tại nhà dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng sau: máy hàn mini, dây mass, dây hàn, cổ pô xe mới, sợi dây đồng đỏ/kẽm/đồng thau, lõi đen của cục pin cũ.
Bước 2: Tiến hành hàn pô xe máy
Bước 3: Bắt đầu thực hiện hàn cổ pô xe máy mới vào. Bạn nên dùng kìm kẹp dây đồng để tránh bị bỏng tay. Nếu bạn dùng dây đồng đỏ thì không cần hàn the. Nhưng trường hợp dùng dây đồng thau thì phải có thêm xúc tác hàn the.
Bước 4: Thao tác từ từ để hàn kín điểm nối giữa pô và cổ pô mới. Bạn có thể sử dụng sơn sau khi hàn để cho mối hàn đẹp hơn.
Bước 5: Sau khi hàn pô xe máy xong, bạn hãy lắp lại ốc vào đúng vị trí và nổ máy kiểm tra lại.
Ống pô xe máy bị bẩn sẽ gây ra hậu quả hư hỏng đáng tiếc. Vì vậy, thường xuyên vệ sinh pô xe máy cũng là cách hạn chế tình trạng thủng pô. Sau đây là các bước hướng dẫn vệ sinh pô xe máy và thời gian bảo dưỡng cần thực hiện:
Thao tác vệ sinh ống pô xe máy không quá mất thời gian nhưng hiệu quả rất tốt. Bạn nên làm khoảng 6 tháng/1 lần để bảo vệ ống pô xe máy. Việc sử dụng loại pô xe máy kém chất lượng cũng khiến quá trình hàn pô xe máy bị thủng. Vì thế, bạn cũng cần chú ý chọn mua pô xe máy chất lượng. Một số dòng xe cho bạn tham khảo gồm Yamaha Janus, Yamaha Freego, Honda Vision, Honda Lead,…
Trên đây là tất tần tật những thông tin về ống bô xe máy và nguyên nhân thủng pô. Hy vọng những chia sẻ thú vị này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong việc bảo dưỡng và hàn pô xe máy đúng cách. Ngoài ra, nếu bạn muốn mua bán xe máy giá tốt nhất thì đừng quên theo dõi nhiều bài viết tiếp theo của Chợ Tốt Xe nhé!