Chọn xe Hyper-underbone: Sonic và Satria nên mua xe nào?

Tham gia từ: 3 years trước

26/01/2021

“Sonic và Satria nên mua xe nào?” là điều mà nhiều người yêu dòng xe côn tay hyper-underbone quan tâm. Trong bài viết này, Chợ Tốt Xe sẽ mang đến cho bạn những thông tin liên quan đến hai dòng xe hyper-underbone này và giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với mình!

Cùng thống trị dòng Hyper-underbone, Sonic và Satria nên mua xe nào? 

1. Tổng quan về Sonic và Satria

Khi nhắc đến xe hyper-underbone của Honda thì chắc chắn không thể không nhắc đến Honda Sonic. Tương tự, nói về xe hyper-underbone của Suzuki, người ta liền nghĩ ngay đến Satria. Mỗi mẫu xe lại có những khác biệt về thiết kế, trang bị cũng như khả năng vận hành. Điều này khiến mọi người băn khoăn Sonic và Satria nên mua xe nào?

Tháng 10 năm 2019, phiên bản mới nhất của Sonic được Honda ra mắt tại thị trường Indonesia với giá niêm yết 1570 USD. Xe không được bán ra chính thức tại thị trường Việt, nhưng nhiều đơn vị nhập xe từ Indo vào Việt Nam  với giá thành khá cao: 65 tới 70 triệu đồng. 

Satria được Suzuki mang tới thị trường muộn hơn. Xe chính thức được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indo vào Việt Nam vào tháng 3 năm 2020 với tên gọi riêng cho thị trường Việt là Raider. Giá niêm yết của Satria ở mức 52 triệu đồng.

Người mua thường không biết Sonic và Satria nên mua xe nào bởi cả hai đều sở hữu thiết kế hyper-underbone độc đáo. Hơn nữa, hai dòng xe của Honda và SUzuki này cùng chú trọng tốc độ, sức mạnh, và sự tiện dụng. 

Về động cơ, Sonic và Satria sử dụng khối động cơ 150 phân khối, 4 kỳ, 1 xi lanh, DOHC, 4 van, làm mát bằng dung dịch. Hộp số 6 cấp. Các trang bị dung tích bình xăng, phuộc, lốp, phanh gần như tương đương. 

Với sự tương đồng đó, người muốn mua xe côn tay thường băn khoăn không biết Sonic và Satria nên mua xe nào thì tốt hơn.

2. So sánh xe Sonic và Satria

2.1. Thiết kế 

Trong khi Honda Sonic mang kiểu dáng truyền thống thì Satria lại mang những đường nét táo bạo, mới mẻ hơn. Thiết kế của Suzuki trên Satria gai góc hơn, ngoại hình được tinh chỉnh thon gọn. 

Honda Sonic mang dáng vẻ truyền thống

Nhìn vào thông số kỹ thuật, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa 2 dòng xe. Chiều dài x rộng x cao của Satria là 1960 x 675 x 980 mm còn ở Sonic là 1,941 x 669 x 977 mm. Về trọng lượng, Satria gọn nhẹ hơn hẳn, chỉ nặng 109kg so với Sonic nặng 114kg. Do vậy, nếu bạn đang cân nhắc Sonic và Satria nên mua xe nào, bạn có thể dựa vào thiết kế để lựa chọn mẫu xe phù hợp hơn với mình.

Tham khảo danh sách xe Sonic đang được rao bán trên Chợ Tốt Xe:

Đã sử dụng
24.800.000 đ
15 giờ trước Quận 7
Đã sử dụng
27.999.000 đ
15 giờ trước Quận 11
Đã sử dụng
31.800.000 đ
15 giờ trước Quận Bình Tân
Đã sử dụng
25.800.000 đ
15 giờ trước Quận Gò Vấp
Đã sử dụng
24.500.000 đ
15 giờ trước Thành phố Thủ Đức
Đã sử dụng
21.000.000 đ
16 giờ trước Quận Phú Nhuận
Đã sử dụng
24.500.000 đ
16 giờ trước Thành phố Thủ Đức
Đã sử dụng
31.500.000 đ
16 giờ trước Quận Tân Bình
Đã sử dụng
27.500.000 đ
16 giờ trước Quận Tân Bình
Đã sử dụng
29.800.000 đ
16 giờ trước Huyện Trảng Bom

Suzuki Satria ấn tượng với thiết kế gai góc

Ngoài ra, két nước của Suzuki Satria lớn hơn, tạo dáng hầm hố cho xe. Suzuki cũng bổ sung một ngăn chứa đồ ở yếm xe Satria để người dùng chứa các vật dụng nhỏ như găng, nước, kính… Về phía Honda Sonic, xe có hệ thống ống xả bọc chrome nổi bật bắt mắt. Ống xả của Satria có thiết kế thon gọn lại trang bị chắn nóng an toàn.

Một khác biệt mà người dùng có thể cân nhắc khi phân vân Sonic và Satria nên mua xe nào chính là hệ thống khung sườn đôi (Suzuki Advanced Twin Spar) – trang bị chuyên dụng của mẫu xe phân khối lớn, nay đã được Suzuki ứng dụng trên Satria.

Tham khảo danh sách xe Satria đang được rao bán trên Chợ Tốt Xe:

Đã sử dụng
28.000.000 đ
18 giờ trước Quận Cẩm Lệ
Đã sử dụng
24.000.000 đ
hôm qua Quận Hoàn Kiếm
Đã sử dụng
24.800.000 đ
hôm qua Quận 12
Đã sử dụng
26.000.000 đ
hôm qua Huyện Hoài Đức
Đã sử dụng
29.500.000 đ
hôm qua Quận 3
Đã sử dụng
21.500.000 đ
hôm qua Quận Tân Phú
Đã sử dụng
20.000.000 đ
hôm qua Quận Cầu Giấy
Đã sử dụng
25.000.000 đ
hôm qua Quận Tân Phú
Đã sử dụng
22.000.000 đ
hôm qua Quận Nam Từ Liêm
Đã sử dụng
25.000.000 đ
hôm qua Huyện Xuân Lộc

2.2. Trang bị

So sánh 2 dòng xe hyper-underbone Satria và Sonic, có thể thấy cả hai chiếc xe đều trang bị hệ thống đèn pha và đèn cos dạng LED giúp tăng khả năng chiếu sáng và giảm tiêu thụ điện. 

Thiết kế cụm đèn phía trước cũng tương đồng, dạng 2 tầng, vuốt nhọn. Suzuki Satria có thêm đèn demi phía trên đèn chính – trang bị này không có ở Honda Sonic. Ngoài ra, đèn cos của Sonic và Satria đều tự động sáng khi nổ máy. Hệ thống xi-nhan của hai xe đều được tích hợp bên trong chóa đèn. 

Nếu phân vân Sonic và Satria nên mua xe nào, bạn có thể cân nhắc dựa trên một điểm khác biệt dành riêng cho Suzuki Satria sản xuất cho thị trường Việt Nam (tên gọi khác là Raider) đó là xe có hệ thống xi-nhan rời hai bên.

Satria phiên bản Việt Nam với xi-nhan tách rời khỏi thân xe

Hơn nữa, Sonic và Satria đều sử dụng cụm đồng hồ điện tử dạng Full LCD với các thông số như vòng tua máy, công-tơ-mét, xăng, tốc độ, OCD, trip hành trình. 

Ngoài ra, đồng hồ Sonic có kết cấu chia từng phần giúp người lái dễ theo dõi hơn. Trong khi đó, Satria tích hợp thêm tính năng thông báo thời gian sang số khi chọn chế độ vòng quay thấp hoặc cao.

Phanh của Honda Sonic và Suzuki Satria là dạng phanh đĩa cho cả bánh trước lẫn sau. Nhưng phanh trước của Satria có thiết kế mâm hình xương cá đặc trưng là một điểm nhấn khác biệt.

2.3. Vận hành

Khả năng vận hành là một trong những yếu tố mà người dùng quan tâm bậc nhất khi cân nhắc Sonic và Satria nên mua xe nào.

Satria cho công suất tối đa là 13,6 Kw/10000 vòng/phút, mô men xoắn cực đại là 13,8 Nm/8.500 vòng/phút. Trong khi đó, hai thông số này ở Sonic lần lượt là 11,8 kW/9.000 vòng/phút và 13,5 Nm/6.500 vòng/phút. So sánh xe Sonic và Satria về tốc độ, thấy được Suzuki Satria có sức mạnh vượt trội hơn so với đối thủ của mình. 

Tốc độ tối đa của Satria lên tới 147km/h trong khi tốc độ tối đa của Sonic đạt 137km/h. Khi tăng tốc từ 0 tới 100km/h, Sonic mất 12,5s, còn Satria chỉ mất 11,1s. Trong điều kiện xe chạy quãng đường 402m, Sonic mất 18,4s, Satria chỉ mất 17,5s.

Câu trả lời cho khác biệt này nằm ở động cơ. Satria sử dụng động cơ xi-lanh đơn, 4 xupap, với đường kính piston 62mm. Xe phản ứng với tay ga gần như ngay lập tức nhờ trục cam đội trực tiếp vào xupap không qua cò mổ. Thiết kế tối ưu về khí động học cũng giúp tốc độ của Satria nhỉnh hơn đối thủ.

Động cơ của Satria mạnh hơn tạo ưu thế về tốc độ

Với những ưu điểm trên, khi chưa biết Sonic và Satria nên mua xe nào, nhiều người thường nghiêng về xu hướng chọn mua Satria. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ bởi dòng xe này tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn so với Sonic. 

Mức tiêu thụ nhiên liệu của Honda Sonic là 39,7km/l, trong khi con số này ở Suzuki Satria là 40km/l. Khác biệt này có thể ảnh hưởng nhiều nếu người điều khiển chạy xe trên các cung đường dài.

3. Sonic và Satria nên mua xe nào?

Satria có thiết kế thon gọn, khả năng tăng tốc ấn tượng với nhiều trang bị công nghệ cao, tốc độ tối đa gần như dẫn đầu phân khúc 150 phân khối. Sonic chinh phục người dùng bằng độ ổn định, đặc biệt là khi “ôm” cua nhờ thiết kế xe chắc và nặng.

Người dùng cũng có thể thấy rõ hai chiếc xe mang hai cá tính khác nhau. Nếu bạn là người mê tốc độ, thích những chiếc côn tay có kiểu dáng khác biệt thì Satria là lựa chọn của bạn. Còn Sonic lại dành cho những người thích dáng xe truyền thống và cảm giác đầm xe khi chạy tốc độ cao.Honda Sonic và Suzuki Satria, kẻ tám lạng người nửa cân. Mỗi chiếc xe đều có cho mình những trang bị và khả năng vận hành riêng, phù hợp với sở thích của từng đối tượng người dùng. Chợ Tốt Xe hy vọng những phân tích trên đã giải tỏa phần nào khó khăn của bạn khi đứng trước câu hỏi Sonic và Satria nên mua xe nào!

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm