Mục lục
Thuật ngữ mã lực thường được nhắc đến trong các lĩnh vực về xe cộ, máy móc. Vậy mã lực là gì? Có những loại mã lực nào? Ý nghĩa của mã lực là gì?
Hãy cùng Chợ Tốt Xe tham khảo qua bài viết sau để có được câu trả lời cho những thắc mắc về thuật ngữ mã lực nhé!
Có thể bạn đã nghe rất nhiều về mã lực và hiểu đơn giản nó là từ mô tả công suất của động cơ. Thế nhưng, để hiểu chính xác khái niệm mã lực là gì, ý nghĩa của nó ra sao, Chợ Tốt Xe sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây.
Đúng như tên gọi của nó, “mã lực” là từ Hán Việt có nghĩa là “sức ngựa”. Cụm từ này được khai sinh bởi James Watt vào năm 1782.
Thuật ngữ mã lực (Horsepower) bắt nguồn từ thế kỷ 17, khi cha đẻ của động cơ hơi nước Thomas Savery nhận định: Một động cơ hơi nước sẽ tương đương với sức của 2 người làm một công việc trong cùng một thời điểm.
Nó cũng có thể duy trì đến khi tương đương với 10 hoặc 12 con ngựa làm việc liên tục. Nếu động cơ đủ lớn, nó có thể duy trì cho đến khi tương đương với 15 hoặc 20 con ngựa làm việc liên tục.
Đến cuối thế kỷ 18, James Watt – một kỹ sư người Scotland đã sử dụng ý tưởng trên để định nghĩa về sức mạnh của 1 động cơ hơi nước.
Lý do James Watt sử dụng đơn vị đo công suất hoạt động là mã lực (HP) bởi vì ở thời điểm bấy giờ, ngựa được xem như là phương tiện di chuyển chính để vận chuyển người, hàng hóa.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản: Mã lực là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg lên cao 1m trong thời gian 1 giây. Mã lực dùng đơn vị HP để đo lường, vậy ta có công thức là 1HP = 75 kgm/s.
Theo cách tính với các đơn vị đo lường ngày nay, đơn vị mã lực (HP) và kW (kilô watt) có thể chuyển đổi với nhau một cách đơn giản bằng các hệ số tương đối sau:
Như vậy, mã lực có giá trị dao động từ 735 W đến 746 W. Tuy nhiên, mã lực Anh được coi là chính thống nhất và được sử dụng nhiều nhất với giá trị quy đổi như sau: 1HP = 746W.
Vậy là bạn đã hiểu rõ về thuật ngữ mã lực là gì rồi đúng không? Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu xem có những loại mã lực nào ở phần tiếp theo nhé.
Hiện nay, mặc dù mã lực được phân ra làm rất nhiều loại nhưng có 4 loại mã lực chính thường được sử dụng nhất mà bạn nên biết bao gồm:
Mã lực này thường được sử dụng để đo sản lượng của motor và máy động cơ ở các nước Bắc Mỹ. Một HP cơ học tương đương với 745,69987158227022 W. Mỹ là quốc gia sử dụng mã lực cơ học phổ biến nhất hiện nay. Mã lực cơ học được viết tắt là HP(I)
Loại mã lực này được sử dụng để đo sản lượng của các loại máy móc trong ngành điện và động cơ điện. Một mã lực điện sẽ tương đương với 746W. Mã lực điện được viết tắt là HP(E).
Đây chính là mức công suất cần thiết để có thể nâng một vật có khối lượng 75kg với tốc độ một mét trên mỗi giây. Một mã lực này sẽ tương đương với 735,49875 watt. Nó còn được viết tắt là HP(M). Mã lực này còn có tên gọi khác nhau tại mỗi quốc gian: PS (Đức), CV (Pháp), pk (Hà Lan), ks, ch, hay hk.
Đây là mã lực được dùng để đo công suất của lò hơi để tạo ra được hơi nước. Một mã lực nồi hơi sẽ tương đương với công suất cần thiết để làm bốc hơi khoảng 15,7 kilogam trong một giờ. Mã lực nồi hơi được viết tắt là HP(S).
Để có thể chuyển đổi mã lực sang kW, W chúng ta dùng các hệ số tương đối như sau:
1 HP = 0.745699872 KW = 745.699872 W
Ở các quốc gia khác nhau, hệ số tương đối cũng khác nhau vì vậy công thức tính cũng có sự chênh lệch về hệ số tương đối. Cụ thể như sau:
Vì vậy: 1 kW = 1,36 CV = 1,34 HP
Mã lực có giá trị dao động từ 735 W đến 746 W. Trong đó, mã lực Anh được coi là chính thống nhất và sử dụng phổ biến nhất.
Thực tế, chưa có công thức nào chuyển đổi chuẩn xác 1 mã lực bằng bao nhiêu cc, tuy nhiên chúng ta có thể tính trung bình 1 mã lực dao động từ 14 đến 17cc.
Để chuyển đổi từ mã lực sang cc, bạn cần phải tính theo 3 bước sau đây:
Ví dụ
Nếu động cơ của bạn đạt công suất 200 mã lực tại 8.000 vòng/ phút, hãy loại con số 8.000 và chỉ lấy số 200 để tính. Sau đó, nhân mã lực của động cơ với 16. Lúc này, ta sẽ có: 200 x 16 = 3200 cc. Con số này thể hiện mã lực của động cơ tính theo phân khối.
Vậy chuyển đổi từ cc sang mã lực thì tính như thế nào? Xe 110cc bao nhiêu mã lực (HP)?
Khi tìm hiểu và mua xe chắc hẳn bạn đã nghe qua câu hỏi này. Quy tắc chung là cứ 16cc sẽ bằng 1HP, từ đó ta sẽ tính như kiểu 110 : 16 = 6.875 HP. Để trả lời cho câu hỏi “Xe 110cc bao nhiêu mã lực?” thì câu trả lời là: Một chiếc xe máy 110c sẽ sở hữu 6-7 HP tùy theo máy móc của từng xe.
Đối với động cơ ô tô, xe máy, mã lực chính là đơn vị thể hiện sức mạnh của xe tương đương với bao nhiêu con ngựa cần có để kéo xe. Thông qua mã lực, bạn sẽ biết được tốc độ tối đa mà xe có thể đạt được.
Bởi ô tô, xe máy sinh ra càng nhiều mã lực thì sẽ đi được quãng đường càng dài trong khoảng thời gian nhất định.
Trên thực tế, nếu dung tích động cơ càng lớn, mã lực càng mạnh thì sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn. Lý do bởi vì dung tích tỷ lệ thuận với công suất, nếu dung tích tăng sẽ làm công suất cũng tăng theo.
Trong khi mã lực tỷ lệ nghịch với thời gian di chuyển, tức là mã lực của xe càng lớn thì thời gian di chuyển càng ngắn. Vậy nên khi thời gian di chuyển rút ngắn xuống, khả năng tiết kiệm nhiên liệu sẽ cao hơn.
Việc nắm rõ cách thức tính toán công suất xe thông qua mã lực sẽ giúp người dùng có thể đánh giá chính xác khả năng vận hành của phương tiện. Từ đó người dùng có thể chọn lựa được một chiếc xe đáp ứng tốt nhất nhu cầu di chuyển cho mình.
Vậy đối với ô tô, làm cách nào để tính được mã lực? Năm 2004, phương pháp đo công suất mô men xoắn mới có tên là J1349 được công bố. Cách thức tính được áp dụng theo các bước dưới đây:
Đầu tiên bạn phải xác định đường kính (bore) và khoảng chạy của piston (K).
Ví dụ
Xe 1976 Kawasaki KZ750, theo thông số là: 78mmx78mm. Khi đó sẽ áp dụng công thức tính diện tích hình tròn: S = r2 x 3,14 A = d2/4 x 3,14 Nhân pi*D(cm)^2/4 x K = cm^3: (7.8 cm (bore) X 7.8 cm (bore) X 3.141593/4) X 7.8 cm (stroke) = 372.71195442 (cm^3).
Lấy kết quả nhân với số xi-lanh 372.71195442 x 2 = 745.42390884 hay 745cc
Trên đây là cách tính mã lực của ô tô phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, công suất mà các nhà sản xuất ghi trong bảng thông số kỹ thuật xe là công suất cực đại, nghĩa là công suất lớn nhất mà chiếc xe có thể đạt được tại vòng tua nhất định.
Đường cong biểu diễn công suất theo số vòng tua máy luôn tồn tại một điểm cực đại, và giá trị công suất tại điểm đó là công suất tối đa của động cơ.
Công suất thể hiện cho khả năng đạt vận tốc tối đa của xe. Tuy nhiên, nó không đại diện cho khả năng tăng tốc của chiếc xe đó.
Công suất sinh ra tại máy cũng có sự khác biệt với công suất ở bánh xe. Nếu như động cơ có công suất cáo thì sau khi truyền động qua các hệ thống dẫn động thì sức mạnh ra đến bánh xe sẽ bị mất mát một vài phần.
Chính vì vậy, công suất mà nhà sản xuất đưa ra chỉ là mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn biết sức mạnh thực sự của chiếc xe, bạn có thể lái thử để cảm nhận.
Hy vọng bài viết của Chợ Tốt Xe đã giúp bạn hiểu rõ hơn mã lực là gì, cách tính mã lực và ý nghĩa của mã lực đối với ô tô, xe máy. Hãy theo dõi Chợ Tốt Xe để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về xe và mua bán xe một cách đơn giản nhất nhé.