Giải mã ý nghĩa các đèn cảnh báo trên xe ô tô thường gặp

Tham gia từ: 5 years trước

11/10/2023

thường gặp

Các đèn cảnh báo trên xe ô tô giúp người lái có thể nhận biết được tình trạng hoạt động của xe. Từ đó, chủ xe có thể phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố không mong muốn. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn, điều này còn giúp xe luôn vận hành suôn sẻ. 

Thế nhưng, không phải tài xế nào cũng hiểu hết tất cả 64 ký hiệu đèn cảnh báo này, đặc biệt là đối với những người mới. Hãy cùng Chợ Tốt Xe giải mã ý nghĩa đèn cảnh báo trên xe ô tô ngay tại bài viết sau đây nhé.

Khi nào xuất hiện các đèn cảnh báo trên xe ô tô

Trong thời đại công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ, các nhà sản xuất đã sử dụng nhiều loại cảm biến trên ô tô. Các cảm biến này có nhiệm vụ giám sát hoạt động của hầu hết các bộ phận và thông báo ngay khi có dấu hiệu bất thường thông qua các đèn cảnh báo trên xe ô tô.

Đó cũng là nguyên nhân chính khiến cho các ký hiệu cảnh báo hiển thị trên bảng taplo. Từ đó, tài xế có thể nhận biết được sự cố và kịp thời có phương án khắc phục, sửa chữa để đảm bảo an toàn trong suốt hành trình. 

Một số nguyên nhân xuất hiện các đèn cảnh báo trên ô tô khác phổ biến như: kỹ thuật viên quên tắt đèn cảnh báo sau khi sửa chữa, cảm biến hoạt động không đúng nguyên tắc,…

Đèn cảnh báo ôtô
Nguyên nhân xuất hiện đèn cảnh báo trên xe ô tô

Màu sắc của đèn cảnh báo trên ô tô có ý nghĩa gì? 

Trên thế giới, tập đoàn Britannia Rescue đã thống kê có tất cả 64 ký hiệu được hiển thị trên bảng taplo. Chúng được phân chia thành 3 nhóm ý nghĩa, với màu sắc tương tự như đèn giao thông. Cụ thể như sau:

  • Đèn cảnh báo màu đỏ: tình trạng xe đang gặp vấn đề nghiêm trọng hoặc tình huống khẩn cấp có thể gây nguy hiểm. Tài xế cần kiểm tra ngay lập tức.
  • Đèn cảnh báo màu vàng: phản ánh xe đang hoạt động không bình thường, tài xế cần kiểm tra xe trước khi khởi hành.
  • Đèn cảnh báo màu xanh: thể hiện động cơ đang hoạt động bình thường

Tại Việt Nam, trung bình mỗi mẫu xe sẽ có khoảng 9-12 đèn cảnh báo hiển thị thường xuyên. Số lượng đèn cảnh báo này sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình của mình, bạn vẫn nên nắm rõ tất cả các đèn cảnh báo này. 

Ý nghĩa đèn cảnh báo trên xe ô tô 

Bên cạnh nhận biết ý nghĩa thông qua màu sắc, mỗi “thông điệp” được nhà sản xuất truyền tải qua những biểu tượng khác nhau. Hãy cùng Chợ Tốt Xe giải mã ý nghĩa của chúng ngay sau đây.

Các đèn cảnh báo trên xe ô tô thể hiện nguy hiểm

Nhóm đèn cảnh báo ở mức cao nhất trên xe ô tô mang màu đỏ gồm các ký hiệu mang số thứ tự từ 1 – 12. Đây là những cảnh báo đặc biệt nghiêm trọng được hiển thị trên cụm đồng hồ xe hơi hoặc màn hình phụ mà tài xế nào cũng cần phải biết. Ý nghĩa cụ thể như sau:

  • Đèn 1 – Đèn cảnh báo phanh tay: ký hiệu này sáng lên thể hiện phanh tay đang hoạt động khi xe chạy. Bạn nên hạ phanh để khắc phục tình trạng này. Nếu vẫn không khắc phục được, bạn nên mang xe đến địa chỉ uy tín để kiểm tra.
  • Đèn 2 – Đèn cảnh báo nhiệt độ: tình trạng nhiệt độ của động cơ đang vượt ngưỡng an toàn cho phép. Nguyên nhân có thể đến từ thiếu nước mát, xe quá nặng, lên dốc dài, hệ thống làm mát có vấn đề,… Bạn nên dừng xe ở dưới bóng râm và mở nắp ca-pô để hạ nhiệt. Sau đó, mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để được kiểm tra và xử lý.
  • Đèn 3 – Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: ký hiệu này xuất hiện khi tình trạng động cơ đang thiếu dầu, bơm dầu bị lỗi, loại dầu nhớt đang dùng không đúng,… Bạn cần dừng xe ngay để kiểm tra dầu nhớt. Tình trạng này có thể làm cho động cơ bị bó, hỏng.
  • Đèn 4 – Đèn cảnh báo trợ lực lái điện: thể hiện tình trạng hệ thống trợ lực lái điện EPS đang gặp bất thường, cảm biến trợ lực hỏng,… Nếu vô lăng bị nặng kèm theo, bạn nên nhanh chóng đưa xe đi kiểm tra nhé. 
  • Đèn 5 – Đèn cảnh báo túi khí: tình trạng hệ thống túi khí hết pin, bị hỏng, vô hiệu hoá,… Bạn cần mang xe đến trung tâm uy tín để kiểm tra.
  • Đèn 6 – Đèn cảnh báo lỗi ắc-quy, máy giao điện: lỗi này thường xuất hiện do nguyên nhân xe đang bị trục trặc ở hệ thống ắc quy và máy phát nên không thể nổ máy được. Bạn cần kiểm tra lại ắc-quy và sạc đúng cách. Nếu vẫn không khắc phục được thì hãy đến trung tâm kiểm tra xe.
  • Đèn 7 – Đèn báo khoá vô-lăng: cảnh báo này phát sáng khi vô-lăng đang khoá chặt vì chưa trả về N hoặc P lúc tắt máy. 
  • Đèn 8 – Đèn báo bật công tắc khoá điện: ký hiệu này giúp bạn nhận biết công tắc đang ở trạng thái khóa. Bạn cần mở lại công tắt điện để khắc phục.
  • Đèn 9 – Đèn báo chưa thắt dây an toàn: ký hiệu này sáng lên khi trên xe có ít nhất một dây an toàn chưa được thắt. Bạn cần kiểm tra và thắt dây an toàn đầy đủ.
  • Đèn 10 – Đèn báo cửa xe mở: tình trạng này xảy ra khi có ít nhất có một cánh cửa xe ô tô mở hoặc chưa được đóng đúng cách. Hãy đảm bảo tất cả các cửa đều đã được đóng chặt trước khi bắt đầu hành trình
  • Đèn 11 – Đèn báo nắp ca-pô mở: đây là một trong những đèn cảnh báo phổ biến, phát sáng khi nắp ca-pô đang mở hoặc chưa được đóng đúng cách. Bạn cần đóng nắp đúng cách trước khi khởi hành.
  • Đèn 12 – Đèn báo cốp xe mở: tương tự như lỗi nắp ca-pô đang mở, bạn cần kiểm tra và đóng cốp xe đúng cách.
Đèn cảnh báo màu đỏ
Các đèn cảnh báo màu đỏ thể hiện tình trạng nguy hiểm

Các đèn cảnh báo trên xe ô tô thông báo lỗi và cần kiểm tra xe 

Nhóm cảnh báo đèn trên ô tô màu vàng mang thông điệp xe ô tô của bạn đang gặp vấn đề bất thường. Điều này có thể tiềm ẩn nguy hiểm. Vậy nên, bạn cần kiểm tra thật kỹ xe trước khi bắt đầu hành trình để đảm bảo xe vận hành an toàn và suôn sẻ.

  • Đèn 13 – Đèn cảnh báo động cơ khí thải: thể hiện tình trạng khí thải đang cao hơn mức bình thường, động cơ đang gặp trục trặc cần kiểm tra.
  • Đèn 14 – Đèn cảnh báo bộ lọc hạt Diesel: thể hiện bộ lọc hạt Diesel đang bị lỗi 
  • Đèn 15 – Đèn báo cần gạt kính chắn gió tự động: phát sáng do cần gạt kính chắn gió tự động hoạt động bất thường, cần được kiểm tra và xử lý.
  • Đèn 16 – Đèn báo sấy nóng bugi: thông báo tình trạng bugi đang sấy nóng dầu. Cơ chế này giúp xe dễ khởi động hơn, nhât là trong mùa đông. Nếu đèn sáng quá lâu thì có thể kiểm tra lại bugi.
  • Đèn 17 – Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: nguyên nhân có thể do xe bị thiếu dầu, sử dụng dầu không đúng quy chuẩn, bơm dầu có vấn đề,… 
  • Đèn 18 – Đèn báo phanh chống bó cứng: chỉ có ở những dòng xe sử dụng hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Đèn phát sáng mang ý nghĩa là cảm biến đã phát hiện sự bất thường, cần được mang đi kiểm tra ngay. 
  • Đèn 19 – Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử: hệ thống cân bằng điện tử giúp xe hoạt động tốt hơn khi gặp đường trơn. Nếu bạn không thích có thể tắt tính năng này.
  • Đèn 20 – Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp: có ít nhất một lốp xe đang bị non, bạn cần bơm đầy đủ và đúng tiêu chuẩn để vận hành xe được tốt hơn.
  • Đèn 21 – Đèn báo cảm ứng mưa: phát sáng khi hệ thống cảm ứng mưa có vấn đề, không tự bật tính năng gạt nước mưa.
  • Đèn 22 – Đèn cảnh báo má phanh: một trong số các má phanh đang bị mòn quá tiêu chuẩn cho phép, cần được kiểm tra và thay mới.
  • Đèn 23 – Đèn báo tan băng cửa sổ sau: ký hiệu này thường có ở các nước khí hậu lạnh. Xe ô tô sẽ có tính năng làm tan băng. Khi đèn cảnh báo này phát sát, bạn cần mang xe đi kiểm tra lại tính năng này.
  • Đèn 24 – Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động: cảnh báo nguy hiểm vì hộp số tự động đang có bất thường. Bạn cần dừng xe và gọi người đến kiểm tra gấp.
  • Đèn 25 – Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo: thể hiện hệ thống treo đang gặp trục trặc.
  • Đèn 26 – Đèn báo giảm xóc: hệ thống giảm xóc của xe đang hoạt động bất thường hoặc do xe đang chở quá tải.
  • Đèn 27 – Đèn cảnh báo cánh gió sau: mang ý nghĩa cánh gió sau đang hoạt động chưa đúng tiêu chuẩn, cần được kiểm tra lại.
  • Đèn 28 – Đèn báo lỗi đèn ngoại thất: ít nhất một đèn ngoại thất đang gặp lỗi.
  • Đèn 29 – Đèn cảnh báo đèn phanh: thể hiện phanh đang gặp lỗi.
  • Đèn 30 – Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng: cần kiểm tra cảm ứng mưa và ánh sáng để khắc phục.
  • Đèn 31 – Đèn báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha: thông báo để tài xế điều chỉnh lại khoảng cách cho phù hợp.
  • Đèn 32 – Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng: bạn cần kiểm tra lại hệ thống chiếu sáng thích ứng vì tính năng này đang gặp vấn đề.
  • Đèn 33 – Đèn báo lỗi đèn móc kéo: mang ý nghĩa đèn móc kéo đang bị lỗi.
  • Đèn 34 – Đèn cảnh báo mui trên xe mui trần: mui xe đang hoạt động không đúng tiêu chuẩn.
  • Đèn 35 – Đèn báo chìa khoá không nằm trong ổ: Cảm biến nhận diện được trong ổ không chứa chìa khoá, bạn cần phải kiểm tra lại.
  • Đèn 36 – Đèn cảnh báo chuyển làn đường: đèn phát sáng khi xe đang chạy không đúng làn đường, tiềm ẩn nguy hiểm cho người lái.
  • Đèn 37 – Đèn báo nhấn chân côn: người lái đang đạp chân côn không đúng cách, nên thử nhả chân côn ra và đạp lại.
  • Đèn 38 – Đèn cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp: cần châm thêm nước rửa kính.
  • Đèn 39 – Đèn báo đèn sương mù sau: đèn sương mù sau đang bật.
  • Đèn 40 – Đèn báo đèn sương mù phía trước: đèn sương mù trước đang bật.
  • Đèn 43 – Đèn báo sắp hết nhiên liệu: cần bổ sung thêm nhiên liệu cho xe.
  • Đèn 44 – Đèn báo rẽ: hệ thống báo rẽ đang được bật.   
  • Đèn 47 – Báo trời sương giá: phát sáng khi thời tiết có sương giá
  • Đèn 51 – Báo thông tin đèn xi nhan: cần kiểm tra lại hệ thống đèn xi nhan.
  • Đèn 55 – Báo xe cần bảo dưỡng: cần mang xe đến các trung tâm uy tín để bảo dưỡng.
  • Đèn 56 – Báo nước vô bộ lọc nhiên liệu: cần mang xe đi kiểm tra lại bộ lọc nhiên liệu.
  • Đèn 57 – Báo tắt hệ thống túi khí: túi khí đang bị tắt.
  • Đèn 61 – Báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu: xe đang ở chế độ tiết kiệm nhiên liệu.
  • Đèn 62 – Báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo: chế độ hỗ trợ đổ đèo đang được hoạt động.
  • Đèn 63 – Cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu: cần mang xe đến trung tâm uy tín để kiểm tra bộ lọc nhiên liệu.
  • Đèn 64 – Báo giới hạn tốc độ: xe đang hoạt động quá giới hạn tốc độ cho phép.
Đèn cảnh báo màu vàng
Một số đèn cảnh báo màu vàng trên xe ô tô

Các đèn cảnh báo trên xe ô tô thông báo tình trạng sử dụng của xe

Không giống như nhóm cảnh báo màu đỏ và vàng, màu xanh thể hiện các tình trạng sử dụng của xe để tài xế có thể nhận biết, hỗ trợ vận hành xe tốt hơn trên hành trình. Các đèn cảnh báo trên xe ô tô thuộc nhóm màu xanh cụ thể như:

  • Đèn 41 – Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình: thể hiện tình trạng chức năng điều khiển hành trình Cruise Control đang hoạt động
  • Đèn 42 – Đèn báo nhấn chân phanh: thể hiện việc bạn nhấn chân phanh chưa đúng kỹ thuật, bạn cần nhấn lại và mạnh hơn để xe hoạt động.
  • Đèn 59 – Đèn báo bật đèn cos: đèn phát sáng để thông báo cho tài xế là hệ thống đèn chiếu sáng gần đang hoạt động.

Ngoài ra, còn có một số đèn màu trắng cũng có tính năng thông báo tình trạng tương tự như đèn màu xanh, cụ thể:

  • Đèn 45 – Đèn báo chế độ lái mùa đông: tính năng này được sử dụng ở các nước có mùa đông lạnh.      
  • Đèn 46 – Đèn báo thông tin: thể hiện cho tài xế biết thông tin đang được hiển thị ở bảng điện tử hay tính hiệu. 
  • Đèn 50 – Đèn cảnh báo bật đèn pha: thông báo đèn pha đang bật.
  • Đèn 54 – Đèn báo hỗ trợ đỗ xe: các cảm biến xung quanh đang hoạt động để hỗ trợ bạn đổ xe an toàn.
  • Đèn 58 – Đèn cảnh báo xe đang bị lỗi: phản ánh tình trạng xe đang gặp trục trặc cần được kiểm tra.
  • Đèn 60 – Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn: giúp tài xế nhận biết tình trạng để vệ sinh hoặc thay lọc gió mới.
Ký hiệu màu xanh
Một số ký hiệu màu xanh thể hiện tình trạng hoạt động bình thường

Lưu ý khi thấy đèn cảnh báo trên xe ô tô

Khi cảnh báo đèn trên ô tô xuất hiện, bạn hãy dựa theo màu sắc và hình dạng ký hiệu để hiểu rõ tình trạng xe đang gặp phải. Cụ thể:

  • Đối với nhóm đèn màu đỏ: bạn nên dừng xe lại ngay lập tức để kiểm tra vì nguy cơ cao xe đang gặp vấn đề nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến an toàn của bạn. Sau đó, bạn hãy nhanh chóng liên hệ trung tâm uy tín để được kiểm tra và sửa chữa ô tô.
  • Nhóm đèn cảnh báo màu vàng hoặc cam: tương tự, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của đèn cảnh báo để kiểm tra nguyên nhân và khắc phục nếu tình trạng lỗi nhẹ. Nên mang xe kiểm tra càng sớm càng tốt vì càng để lâu thì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh gây tốn kém chi phí, thời gian, công sức,…
  • Nhóm đèn thông báo tình trạng xe hoạt động màu xanh hoặc trắng: tiến hành điều chỉnh theo các đèn cảnh báo để quá trình vận hành trơn tru hơn.

Chợ Tốt Xe – Địa điểm mua xe ô tô được nhiều người lựa chọn 

Hiện nay, việc mua bán và trao đổi xe ô tô thông qua các kênh online ngày càng phổ biến. Đặc biệt, tại Chợ Tốt Xe – với hơn 16 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Đây chính là kênh mua bán được nhiều người lựa chọn với ưu điểm vượt trội “Dễ tìm – Dễ mua”.

Chỉ với một vài cú click chuột, bạn đã có thể dễ dàng lọc được các thông tin theo loại xe, giá xe, hãng xe,… Các thao tác đơn giản trên sẽ giúp bạn tìm được xe đúng theo nhu cầu.

Tất cả các tin đăng đảm bảo đầy đủ thông tin, ảnh đúng với tình trạng xe, giá cả minh bạch. Đảm bảo khách hàng tới xem sẽ có xe đúng với thông tin đăng tải. Bởi vì tất cả cửa hàng Đối Tác tại Chợ Tốt Xe đều đã được xác thực, có địa chỉ rõ ràng và đầy đủ giấy phép kinh doanh.

Một điểm đặc biệt, tất cả các xe đều dễ dàng sang tên vì không gặp bất kỳ vấn đề nào về pháp lý. Đội ngũ nhân viên Chợ Tốt Xe luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết các phát sinh liên quan.

Chợ Tốt Xe
Chợ Tốt Xe – kênh online tin cậy của mọi nhà

Kết luận 

Qua những thông tin trên, Chợ Tốt Xe đã mang đến cho bạn những thông tin giải mã ý nghĩa các đèn cảnh báo trên xe ô tô thường gặp nhất. Rất mong những thông tin này sẽ là cẩm nang hữu ích giúp bạn nhận biết và xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh, đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình trên mọi cung đường. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu mua bán xe ô tô, hãy liên hệ ngay Chợ Tốt Xe để được hỗ trợ ngay nhé.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm