Mất bằng lái xe máy còn và không còn hồ sơ gốc: Hướng dẫn từ A-Z

Tham gia từ: 3 years trước

11/12/2022

Mỗi cá nhân trước khi được phép điều khiển motor, xe máy đều phải thi bằng lái. Tuy nhiên, trong một vài tình huống bất cẩn, bạn có thể vô tình làm mất bằng lái xe máy. Nếu vậy thì bạn đừng quá lo lắng, bài viết tư vấn kinh nghiệm xe máy này sẽ chỉ dẫn cho bạn từ A-Z các thủ tục và cách thức xử lý cần thiết. 

Những điều cần biết về bằng lái xe máy

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái. Vậy bằng lái xe là gì? Vai trò và nhiệm vụ của nó ra sao? Trường hợp bị mất bằng lái xe máy thì phải làm thế nào?

Khái niệm bằng lái xe máy

Bằng lái xe máy có tên gọi khác là giấy phép lái xe, được cấp từ cơ quan có thẩm quyền. Đây là loại giấy tờ cho phép cá nhân được quyền vận hành xe máy trên đường. Chủ phương tiện cần phải trải qua kỳ thi sát hạch lái xe để có thể sở hữu được bằng xe máy. 

Các loại bằng lái xe máy

Hiện nay, có 2 loại bằng xe máy phổ biến tại Việt Nam là A1 và A2. Mỗi loại bằng sẽ có các quy định pháp lý khác nhau.

Đối với giấy phép lái xe A1:

  • Áp dụng cho các loại xe 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Bên cạnh đó, bằng A1 cũng dùng cho người khuyết tật điểu khiển xe mô tô 3 bánh. 
  • Là công dân đủ 18 tuổi trở lên
  • Đối với xe máy điện có công suất từ 4kW trở xuống, vận tốc không quá 50km/h thì không cần sử dụng bằng A1.
  • Những xe máy điện có công suất trên 4kW, vận tốc trên 50km/h như VinFast Theon, VinFast Vento… cần có bằng lái A1

Đối với bằng xe máy A2: 

  • Cấp cho các cá nhân điều khiển xe 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên. Những người có bằng lái xe A1 cũng vẫn được thi và cấp thêm bằng A2.

Ngoài ra, tại Việt Nam còn có loại bằng A3 và A4. Trong đó, bằng lái A3 được cấp cho cá nhân điều khiển xe 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe ở hạng A1. Giấy phép lái xe A4 được cấp cho loại xe máy kéo có trọng tải đến 1 tấn.

Thời hạn sử dụng bằng lái xe máy

Theo quy định tại điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của giấy phép lái xe như sau: 

  • Giấy phép lái xe A1, A2, A3 không có thời hạn
  • Giấy phép lái xe A4 có thời hạn 10 năm tính từ ngày cấp

Tuy nhiên, dù có thời hạn hay không thì bạn cũng nên giữ gìn cẩn thận tránh làm mất bằng lái. Nếu làm mất, bạn sẽ tốn thêm thời gian và chi phí cấp lại bằng lái xe máy bị mới.

Lệ phí thi bằng lái xe máy A1, A2

Lệ phí đăng ký thi bằng lái xe máy phụ thuộc vào cơ sở vật chất, chương trình học hoặc đội ngũ giáo viên… Giữa các đơn vị đào tạo, mức phí sẽ có sự chênh lệch. Vì vậy, bạn cần cố gắng không để xảy ra tình trạng mất bằng lái xe máy. Nếu phải cấp lại, bạn sẽ cần đóng thêm các khoản phụ phí khác. 

Thông thường học phí cho người chuẩn bị thi dao động khoảng 100.000 đến 160.000 đồng. Phí thi ở trong mức 295.000 đến 450.000 đồng. Ngoài ra, bạn phải đóng thêm phí cấp phát bằng khoảng 135.000 đồng. Trường hợp người nước ngoài, lệ phí thi sẽ được tính khác. 

Hồ sơ bằng lái xe máy

Bên cạnh bằng lái, giấy tờ hồ sơ cũng rất quan trọng. Nó sẽ gắn liền với bạn từ lúc thi và được trả lại sau khi nhận bằng. Nếu mất bằng lái xe máy mà không còn hồ sơ gốc, thủ tục làm lại sẽ rất phức tạp. Một bộ hồ sơ giấy phép lái xe gồm:

  • Giấy khám sức khỏe
  • Các giấy tờ công chứng đảm bảo như CMND, CCCD, giấy khai sinh bản sao,…
  • Kết quả thi bằng lái xe
Mất bằng lái xe máy còn và không còn hồ sơ gốc
Bộ hồ sơ giấy phép lái xe

Các trường hợp mất bằng lái xe được cấp lại

Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017 quy định về các trường hợp được cấp lại bằng xe máy như sau: 

  • Trường hợp mất bằng lái xe máy A1 nhưng còn hồ sơ gốc, bằng còn thời hạn sử dụng: Chủ phương tiện có tên trong hồ sơ quản lý sát hạch của cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe toàn quốc. Nếu tra cứu không phát hiện hành vi phạm pháp nào thì sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định sẽ được xét cấp lại giấy phép lái xe.
  • Mất giấy phép lái xe lần thứ 2 trong khoảng 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất: Bạn sẽ phải thi lại sát hạch lý thuyết sau thời gian chờ 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
  • Trường hợp mất bằng lái từ lần thứ 3 trở lên trong thời gian 2 năm từ ngày cấp lại giấy phép lần 2: Sau 2 tháng nộp đủ hồ sơ, bạn phải thi sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành. 

Thủ tục giải quyết trường hợp làm mất bằng lái xe

Mất bằng lái xe máy có làm lại được không là câu hỏi nhiều bạn quan tâm. Vậy mất bằng lái xe máy làm lại ở đâu? Thủ tục có phức tạp không?

Địa chỉ cấp lại bằng xe máy đã bị mất

Trước đây, nếu làm mất bằng lái xe máy, bạn phải tới chính nơi đã từng nộp hồ sơ thi để xin cấp lại. Tuy nhiên, hiện nay bạn có thể tiến hành làm lại giấy phép lái xe tại các địa chỉ sau:

  • Tại Hà Nội:
  • Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy
  • Sở Giao thông vận tải Hà Nội: số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông
  • Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình
  • Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên
  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
  • Số 51/2 Thành Thái, P.14, Q.10
  • Số 8 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.12
  • Số 256 Dương Đình Hội, P.Tăng Nhơn Phú B, Q.9
  • Số 4-6 Nguyễn Tri Phương, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức
  • Số 111 Tân Sơn Nhì, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú
  • Tại số 252 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3 chỉ tiếp nhận hồ sơ giấy phép lái xe nước ngoài.
Mất bằng lái xe máy còn và không còn hồ sơ gốc
Mất bằng xe máy có thể đến Tổng cục đường bộ Việt Nam để cấp lại

Thời hạn làm lại bằng lái xe máy bị mất

Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải, nếu hồ sơ của bạn đủ yêu cầu thì sau khoảng 2 tháng sẽ được cấp lại bằng lái xe. Tuy nhiên, nếu bạn cố tình khai gian để xin cấp giấy phép lái xe sẽ bị phạt hành chính và không được làm lại. Số tiền phạt sẽ dao động từ 3 triệu đến 5 triệu đồng tùy mức độ phạm lỗi. Ngoài ra, người vi phạm có thể còn bị cấm không được cấp Giấy phép lái xe trong 05 năm.

Quy trình xin cấp lại bằng lái xe bị mất

Nếu có đầy đủ các điều kiện để có thể xin cấp lại bằng lái xe đã bị mất, bạn cần phải thực hiện đúng theo quy trình của Bộ đã đề ra. Dưới đây là quy trình xin cấp lại bằng lái xe cho các bạn tham khảo.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại 

Trường hợp 1: Nếu bị mất bằng lái xe máy nhưng còn hồ sơ gốc và giấy phép lái xe còn hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng. Theo Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu
  • Hồ sơ gốc
  • Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, thời hạn dưới 6 tháng kể từ ngày cấp.
  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu

Trường hợp 2: Mất bằng lái xe máy còn hồ sơ gốc nhưng đã quá hạn sử dụng trên 3 tháng. Trong đó, nếu bằng của bạn quá hạn từ 3 tháng – dưới 1 năm sẽ phải thi sát hạch lại lý thuyết. Nếu bạn bị quá hạn trên 3 năm, phải thi lại cả lý thuyết và thực hành. Bộ hồ sơ bao gồm: 

  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu
  • Giấy khám sức khỏe được cấp bởi cơ sở y tế có thẩm quyền
  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu
  • Bản chính hồ sơ của bằng lái xe đã bị mất (nếu có)

Trường hợp 3: Nếu bạn làm mất hồ sơ gốc bằng lái xe máy, bộ hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe
  • Tờ khai nguyên nhân mất hồ sơ
  • Giấy chứng nhận sức khỏe

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ

Vậy mất bằng lái xe máy xin cấp lại ở đâu? Sau khi hoàn thành xong đầy đủ hồ sơ, bạn hãy mang tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Tại đây, bạn sẽ được chụp ảnh trực tiếp để bổ sung vào hồ sơ. Bạn lưu ý là hãy mang theo các giấy tờ bản chính để đối chiếu. 

Mất bằng lái xe máy còn và không còn hồ sơ gốc
Nộp hồ sơ tại Sở Giao thông Vận Tải

Bước 3: Nộp lệ phí 

Theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí cấp lại bằng lái xe máy là 135.000 đồng/lần. Nếu bạn nằm trong nhóm phải thi sát hạch lại, lệ phí thi như sau:

  • Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần
  • Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần

Bước 4: Nhận bằng lái xe đã được cấp lại

Bạn sẽ được đưa cho một tờ giấy hẹn ngày nhận lại bằng lái xe mới. Bằng lái sẽ được trả tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Hướng dẫn thủ tục online cấp lại bằng xe máy đã mất

Trong thời đại công nghệ, người dân có thể thực hiện đăng ký cấp giấy phép online. Việc này giúp tiết kiệm thời gian đi lại và thông tin được cập nhật trực tiếp, nhanh chóng trên hệ thống. Các bước đăng ký online cho người mất bằng lái xe máy như sau:

  • Bước 1: Truy cập tại website Cổng thông tin dịch vụ quốc gia: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
  • Bước 2: Di chuyển tới phần “Công dân” và chọn “Phương tiện và người lái”
  • Bước 3: Bạn tiếp tục chọn mục “Giấy phép lái xe”  và “Cấp lại Giấy phép lái xe”. Khi đó, màn hình sẽ hiện ra các thông tin về thủ tục, hồ sơ, … cho bạn tham khảo.
  • Bước 4: Bạn hãy chọn cơ quan/ tỉnh, thành phố phù hợp và chọn “Nộp trực tuyến”
  • Bước 5: Tiến hành đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản để bổ sung các thông tin cần thiết
  • Bước 6: Hệ thống sẽ trả lại thời gian hẹn để bạn đến lấy giấy phép lái xe mới. Chú ý, khi đi nhận bằng lái xe, bạn cần mang theo các giấy tờ liên quan theo hướng dẫn.
Mất bằng lái xe máy còn và không còn hồ sơ gốc
Đăng ký thủ tục cấp bằng xe máy online

Hướng dẫn thi bằng lái xe máy

Để được tham gia thi bằng lái xe máy, bạn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên. Nếu là công dân nước ngoài phải có đầy đủ giấy chứng nhận cư trú đang học tập và làm việc, sinh sống tại Việt Nam.
  • Đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe theo quy định của Sở Giao thông Vận tải.

Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bạn có thể đăng ký dự thi bằng lái xe máy. Bài thi thường gồm 2 phần lý thuyết và thực hành. Nếu bạn trượt hoặc mất bằng lái xe máy, tùy vào tình trạng sẽ được xem xét cho thi lại. 

Phần thi lý thuyết

Phần này gồm 3 phần luật giao thông, biển báo và sa hình, thời gian làm bài là 19 phút. Mỗi thí sinh sẽ có 1 bộ đề khác nhau. Sau khi thi xong, bạn sẽ được gửi luôn kết quả về màn hình máy tính. 

Đây là phần thi khá quan trọng cho cả những bạn mới và những bạn bị mất bằng lái xe máy. Để đạt điểm cao trong phần thi lý thuyết, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn sau:

  • Ôn tập bộ 200 câu hỏi ôn thi giấy phép lái xe A1
  • Sử dụng các phần mềm luyện thi online để củng cố thêm kiến thức. Bộ đề sẽ có cấu trúc tương tự như đề thi thật giúp bạn làm quen trước. 
  • Sử dụng ứng dụng ôn thi bằng lái xe máy. Trong ứng dụng có các bộ câu hỏi và mẹo làm bài thi lý thuyết rất hay.

Trước khi thi, bạn hãy kiểm tra các thông tin về họ tên, ngày sinh, máy móc,… Bạn hãy chắc chắn rằng, trong suốt quá trình làm bài, máy tính không gặp sự cố gì. Đặc biệt, trong phần thi lý thuyết sẽ có 1 câu hỏi điểm liệt. Nếu không may bạn trả lời sai, bài thi của bạn sẽ bị đánh trượt. Vì vậy, sau khi làm bài xong hãy kiểm tra cẩn thận 1 lần nữa trước khi nộp. Nếu bạn bị trượt lý thuyết, bạn sẽ không thể tham gia phần thi thực hành. 

Mất bằng lái xe máy còn và không còn hồ sơ gốc
Bộ câu hỏi ôn thi lý thuyết bằng xe máy

Phần thi thực hành

Hiện nay, các sân thi thực hành đều gắn chip để giám sát và chấm điểm. Tuy nhiên, trong quá trình thi thực hành, bạn phải hết sức bình tĩnh để khéo léo điều khiển xe. Điểm đỗ ở phần thi này tối thiểu 80/100. Bài thi thực hành được chia ra thành 4 phần:

  • Phần 1 là đi đường hình số 8. Trong phần này, bạn di chuyển xe vào vạch xuất phát và đi 1 vòng hình số 8. Sau đó, bạn điều khiển xe đi ra đúng hướng ra của vòng số 8 để tiếp tục bài thi tiếp theo. Bạn hãy chú ý đi đúng hướng vòng số 8, tránh đi nhầm hoặc chạm vạch. 
  • Phần 2 là bài thi đường thẳng. Đây là phần gỡ điểm cho bài thi thực hành. Bạn chỉ cần điều khiển cho xe chạy thẳng đến hết quãng đường và rẽ sang bài thi kế tiếp.
  • Phần 3 di chuyển xe trong đường có vạch cản. Bạn sẽ cho xe chạy tránh những vật cản được vẽ sẵn.
  • Phần 4 ở trên mặt đường gồ ghề. Phần này bạn phải tuyệt đối bình tĩnh và cầm chắc tay lái vì gờ được thiết kế khá cao. Bạn nên chú ý kiểm soát tốc độ cho phù hợp.
Mất bằng lái xe máy còn và không còn hồ sơ gốc
Bài thi thực hành vòng số 8

Một số lưu ý cho bài thi bằng lái xe

Đối với bài thi lý thuyết, bạn cần học chắc các kiến thức nền tảng. Bạn hãy làm thêm các bộ câu hỏi từ dễ đến khó trên các ứng dụng trực tuyến. Đặc biệt, bạn cần ưu tiên học kỹ 20 câu hỏi khó dễ bị điểm liệt. Bạn có thể tham khảo phần mềm 8 đề thi bằng lái xe, mỗi đề gồm 25 câu hỏi, trong đó:

  • 11 câu về khái niệm, tốc độ, quy tắc khi tham gia giao thông
  • 7 câu về các loại biển báo giao thông
  • 7 câu tình huống sa hình

Trong bài thi thực hành, bạn hãy giữ tâm thế bình tĩnh để xử lý mọi tình huống trên sân thi. Bạn hãy tìm các địa điểm có vòng số 8 để luyện tập trước cho quen tay. Đến lượt thi, hãy đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy chuẩn. Sau đó, di chuyển xe vào vạch xuất phát và thực hiện bài thi theo đúng trình tự. 

Trong quá trình thi, bạn nên sử dụng số 2 hoặc 3, tuyệt đối không đi số 4 để tránh bị rồ ga, chết máy. Đặc biệt, bạn phải chú ý lắng nghe hướng dẫn từ hội đồng coi thi. Sau khi hoàn thành phần thi thực hành, bạn hãy trả xe và mũ nhưng không được tắt máy xe. 

Tham khảo một số địa điểm tổ chức thi bằng lái xe máy

Nếu không có bằng lái xe máy hoặc làm mất, bạn có thể bị phạt lỗi giao thông rất nặng. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng tiến hành đăng ký thi hoặc làm lại bằng lái xe. Dưới đây là một số địa chỉ tổ chức thi bằng lái xe máy bạn có thể tham khảo:

  • Khu vực Hà Nội có: 101 Tô Vĩnh Diện; 281 Khuất Duy Tiến; Trường Giao Thông Công Chính; Số 1 Quốc Tử Giám; 36 Sài Đồng,…
  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh có: trung tâm đào tạo lái xe Tô Hiến Thành; trường dạy lái xe Tiến Bộ; Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe ĐH An Ninh Nhân Dân,…

Trên đây là tất tần tật những thông tin và cách hướng dẫn cấp lại bằng lái xe máy. Tùy theo điều kiện, bạn có thể tiến hành thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến. Bạn cũng cần chú ý bảo quản, giữ gìn cẩn thận để tránh làm mất bằng lái xe máy nhé. 

Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ mua bán xe máy giá rẻ những không biết ở đâu uy tín? Hãy trải nghiệm dịch vụ tại Chợ Tốt Xe. Tại đây bạn sẽ có thể mua bán xe máy các đời cũ và mới với mức giá rẻ.

Bài viết liên quan

Bình luận

Có thể bạn quan tâm